• 0162 7877 180
  • aiac.vn@outlook.com

Đối tượng và lớp trong Java (Object and Classes)

Đối tượng và lớp trong Java (Object and Classes)

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng, vì vậy Java mang đầy đủ các tính chất của một ngữ lập trình hướng đối tượng.

  • Tính đa hình (Polymorphism)
  • Tính kế thừa (Inheritance)
  • Tính đóng gói (Encapsulation)
  • Tính trừu tượng (Abstraction)
  • Lớp đối tượng (Classes)
  • Đối tượng (Objects)
  • Thực thể (Instance)
  • Phương thức (Method)
  • Phân tích thông điệp (Message Parsing)

Chi tiết và giải nghĩa:

Đối tượng trong Java(Objects in Java)

Vậy cắt nghĩa đối tượng là gì? đối tượng là tất cả những vật thể có trạng thái, hành vi và các thuộc tính đặc thù.

Ví dụ:

Cái cây sẽ có các trạng thái sống hoặc chết.

Cái cây sẽ có các thuộc tính như là có lá, có màu xanh, tuổi, cần không khí, .....

Như vậy trong Java sẽ mô phỏng lại các thuộc tính và tạo thành mã lập trình trong phần mềm.

Lớp đối tượng trong Java (Classes)

Lớp đối tượng được tạo ra từ việc phân tích đối tượng và mô phỏng thành mã lập trình.

Ví dụ: 

public class Meo{
   string gioitinh;
   int tuoi;
   String mausac;
   void keu() {
   }
   void doi() {
   }
   void ngu() { 
   }
}

Hàm khởi tạo cho lớp (Constructors)

Trong bất kỳ một lớp đối tượng nào cũng sẽ có một hàm khởi tạo, nếu bạn hỏi vì sao bạn không viết nhưng vẫn có??? thì khi khởi tạo chương trình sẽ mặc định khỏi tạo cho bạn. Tên hàm khởi tạo luôn giống với tên của lớp đối tượng của nó.

Tại đây khi lớp đối tượng của bạn được tạo, thì hàm khởi tạo của bạn cũng được gọi đến, đây chính là điểm quan trọng của hàm khởi tạo mà chúng ta cần dùng nhất.

Ví dụ: 

public class Meo{
     //đây là hàm khởi tạo
     public Meo(){
     }
     string gioitinh;
     int tuoi;
     String mausac;
     void keu() {
      }
     void doi() {
     }
     void ngu() {
     }
}

Cách khởi tạo một đối tượng: 

Công thức sẽ được dùng phổ biến dễ hiểu sẽ là: [Tên lớp đối tượng] [Tên đối tượng] = new [Tên lớp đối tượng]();

Ví dụ:

public class Meo{
   string gioitinh;
   int tuoi;
   String mausac;
   public Meo(){
      System.out.println("ham khoi tao da duoc goi.")
   }
   void keu() {
   }
   void doi() {
   }
   void ngu() { 
   }
}
 public static void main(String []args) {
     Meo _meo = new Meo();
}

Kết quả: 

ham khoi tao da duoc goi.

Cách gọi đến các biến và phương thức trong lớp đối tượng: 

/* Tạo một đối tượng */
ObjectReference = new Constructor();

/* Gọi đến biến của đối tượng */
ObjectReference.variableName;

/* Gọi đến phương thức của đối tượng */
ObjectReference.MethodName();

Ví dụ:

public class Meo{
   string gioitinh;
   int tuoi;
   string tieng;
   String mausac;
   public Meo(){

             gioitinh = "cai";

             tieng = ''meo";

System.out.println("ham khoi tao da duoc goi.") } void keu() {   System.out.println(tieng); } void doi() { } void ngu() { } } public static void main(String []args) {

    //Tạo một đối tượng meo

     Meo _meo = new Meo();

     //Gọi đến biến của đối tượng

     string gioitinh =  _meo.gioitinh;

     System.out.println(gioitinh);

     //Goi đến phương thức của đối tượng

     _meo.keu();

}

Kết quả: 

ham khoi tao da duoc goi.

cai

meo

Như bạn biết ở trên thì Java là ngôn ngữ hướng đối tượng, vậy thì nó có thể kế thừa và sử dụng lại các lớp. Cách sử dụng lại các lớp như sau : import [tên thư việc];

Ví dụ: import java.io.*;

vậy thư viện này được đặt ở đâu, nó luôn được đặt ở đầu chương trình của bạn.

 

 

  • Viết bởi bxh.cpu@gmail.com
  • 01/09/2018
  • 100
  • JAVA

Bình luận